Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng 
Sữa chua không tốt cho bệnh lý dạ dày.
Người mắc bệnh này cần dùng loại thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Thịt nạc, cá nạc, nước dùng thịt gây tiết nhiều dịch vị nên bệnh nhân cần tránh ăn nhiều.
Loét dạ dày - tá tràng chiếm 35% bệnh lý của đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30-60; nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày.
Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Cần ưu tiên các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị; chứa tinh bột, giúp hút thấm niêm mạc dạ dày (như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh nếp), ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm) hay kích thích dạ dày.
Cụ thể, những thực phẩm nên dùng là: 
- Cháo, cơm, bánh mỳ, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai luộc chín hoặc hầm nhừ.
- Thịt, cá nạc hấp, luộc, om.
- Lá rau non luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu bí...
- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ.
- Dầu thực vật ăn sống với lượng ít.
- Quả sống: Phải luộc chín, hấp chín mới ăn.
- Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè.
- Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cà phê đặc, giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xường, xúc xích), sữa chua, vitamin C. Cần bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Người có bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên để bị đói và không ăn quá

Biểu hiện viêm loét dạ dày do vi khuẩn

Biểu hiện viêm loét dạ dày do vi khuẩn
(Dân trí) - Vi khuẩn đường ruột h.pylori (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn có trong bao tử và tá tràng gây loét hệ tiêu hóa. Tất cả chúng ta đều có thể nhiễm loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra các vết loét, thậm chí là ung thư dạ dày.
 

 
Triệu chứng

Đau bụng, dạ dày
Nóng vùng bụng
Dạ dày khó chịu
Cảm giác sưng phù lên
Hay ợ nóng
Nôn
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn có những triệu chứng trên thì nên tìm gặp bác sỹ ngay lập tức  để kiểm tra xem có nhiễm khuẩn H.pylori không.

Các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng có thể bao gồm các triệu chứng:

Đau vùng bụng dữ dội
Khó nuốt
Nôn ra chất màu đen
Đi ngoài ra máu

Khi tình trạng nhiễm khuẩn  được chữa trị không phù hợp có thể dẫn đến các triệu chứng như:

Viêm dạ dày
Phần da bị nhiễm trùng dạ dày hở
Khối u ác tính trong tuyến ở dạ dày. Đây là loại ung thư rất khó để chữa trị và cứu chữa.

Nguyên nhân lây nhiễm

Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm và không khó để lan rộng. Chúng ta có thể mắc phải loại vi khuẩn này từ nước nhiễm khuẩn hoặc các vật chất khác bị nhiễm độc bởi nước bọt hay phân người bị bệnh. Phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và thói quen chơi bẩn của từng người mà trẻ em rất dễ bị lây nhiễm loại vi-rus này. Chúng ta dễ dàng nhiễm khuẩn H.pylori nếu:

Sống với người có thói quen vệ sinh kém

Thức ăn không được nấu chin hoàn toàn

Nước uống không được đun sôi

Du lịch đến những quốc gia có hệ thống vệ sinh không đảm bảo

Nếu chăm sóc người bị nhiễm khuẩn thì nên đeo găng tay và khẩu trang, tránh động chạm các dung dịch hoặc vật dụng bị nhiễm khuẩn

Chữa trị

Khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn H.pylori, bác sỹ sẽ xét nghiệm máu đầu tiên. Đây là phương pháp hiệu quả để xác  định có vi khuẩn này hay không.

Kiểm tra phân đi ngoài cũng là phương pháp rất hiệu quả để xác định H.pylori trong hệ tiêu hóa của người bệnh.

Khi phát hiện bị nhiễm khuẩn việc chữa trị bao gồm giảm a xít trong dạ dày và dùng kháng sinh. Khi điều trị bước một không thành công sẽ chuyển sang phương pháo điều trị khác.

Nhiều bệnh nhân đang tìm kiếm các cách chữa trị tạm thời từ thiên nhiên. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận vì cũng có nhiều lời mời chào chữa bệnh là giả, không xác thực. sau đây là một số dược thảo và dược liệu bổ sung để chữa trị nhiểm khuẩn H.pylori.

Dầu  ô liu: Dầu ô liu chứa polyphenol có thể giết chết vi khuẩn H.pylori, mặc dù  vẫn chưa có bằng chứng ghi lại chứng minh chỉ  dùng riêng dầu ô liu có thể chữa  được bệnh. Dầu ô liu chất lượng cao tốt cho sức khỏe khi được sử dụng thích hợp và bạn nên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn của bạn.

Nước ép cải bắp: Cải bắp thường được sử dụng ở nước Nga để chữa những chỗ  loét, mụn, nhọt. bạn có thể dùng dụng cụ  ép lấy nước để lấy nước ép cải bắp dễ dàng.

Dầu dừa: Dầu dừa được sử  dụng như một tác nhân chống lại vi khuẩn hiệu quả. A xít lảuic trong dầu dừa có thể phá vỡ  các cấu trúc tế bào của vi khuẩn và những loại ký sinh khác. Mặc dù nó là dầu bão hòa nhưng dầu dừa rất tuyệt vời để nấu nướng. các a xít béo trong dầu dừa có thể giúp chúng ta giảm cân, cải thiện sự trao đổi chất và tuyến giáp.

Cây việt quất: Có tác dụng chữa viêm nhiễm và loét đường ruột. chất sắc có  trong việt quất có thể tăng cường cho các mạch máu, ngăn cản sự hình thành các tụ máu và  cải thiện quá trình lưu thông. Bởi cây việt quất chứa các chất chống ô xi hóa mạnh nên nó có thể giúp cơ thể trừ tiệt các gốc tự do. Việt quất cũng chứa tannin giúp loại trừ tiêu chảy, một triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn H.pylori. ban nên uống 80 - 120mg việt quất hai lần 1 ngày.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ và những khuyết tật bẩm sinh ở con

Chế độ dinh dưỡng của mẹ và những khuyết tật bẩm sinh ở con

Chế độ dinh dưỡng thích hợp trước và trong thời kì mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng thích hợp cho các bà mẹ mang thai.
Chế độ dinh dưỡng nào thích hợp cho các bà mẹ khi mang thai?

Khuyết tật bẩm sinh là những bất thường về hình dáng và chức năng của trẻ khi được sinh ra dẫn đến khuyết tật về thể chất và tinh thần. Chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Với chế độ dinh dưỡng thích hợp cho các bà mẹ và bổ sung dinh dưỡng cả trước và trong khi mang thai, một số trong hàng ngàn loại dị tật bẩm sinh có thể ngăn chặn được.
Theo Jennifer K.Nelson, giám đốc dinh dưỡng lâm sàng và phó giáo sư dinh dưỡng tại trường Khoa học Y tế Mayo ở Rochester, Minn, Mỹ: “Trong chế độ ăn uống của các bà mẹ nếu thiếu vitamin B9, còn gọi là folate hoặc axit folic, có thể dẫn đến dị tật hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh”. Dị tật hệ thần kinh như nứt đốt sống và thiểu năng trí tuệ là những vấn đề về phát triển não và tủy sống thường bắt đầu trong ba tháng đầu của thai kì. Một trẻ sơ sinh khi bị nứt đốt sống thì cột sống không vững chắc, dẫn đến tổn thương thần kinh và tê liệt chân. Khi bị thiểu não, đứa trẻ đó trở thành gánh nặng của xã hội.
Nhận được đầy đủ axit folic trước và trong khi mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu tiên có thể ngăn ngừa được khuyết tật hệ thần kinh. Chế độ ăn uống được đưa ra (DRI) để có đủ 400mg axit folic mỗi ngày có thể từ vitamin tổng hợp hoặc từ các thực phẩm có chứa folate – dạng tự nhiên của axit folic. Thực phẩm giàu folate gồm có rau xanh, chất ngũ cốc, nước cam, đậu Hà Lan và hoa quả.
Vitamin B9 có nhiều trong các loại hoa quả
Một vitamin nữa cần thiết trong việc phòng ngừa các khuyết tật hệ thần kinh là vitamin B12. Phụ nữ cần 2,4mg mỗi ngày và trong thời kì mang thai là 2,6mg. Vitamin B12 có trong các sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm và trứng. Giống như axit folic, phụ nữ cần phải tự đáp ứng đủ vitamin B12 cho mình trước khi thụ thai và trong thời kì mang thai để giảm nguy cơ khuyết tật hệ thần kinh cho đứa bé. Phụ nữ có mức độ vitamin B12 thấp là những người bị rối loạn đường ruột làm cản trở sự hấp thụ vitamin B12 và những người ít hoặc không ăn thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.
Phụ nữ có chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc bị hạn chế cũng có nguy cơ sinh ra con bị mắc dị tật hệ thần kinh. Nelson cho rằng: “Lượng calo của người mẹ là vô cùng quan trọng vì nhu cầu của thai nhi là rất cao”.
Chế độ ăn của mẹ và những khuyết tật bẩm sinh ở con, Sức khoẻ sinh sản, Sức khỏe đời sống, suc khoe, benh tim, ba bau, mang thai, vitamin
.Cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng thích hợp là rất quan trọng cho cả mẹ và bé. (Ảnh minh họa).
Các bệnh bẩm sinh bị gây ra bởi chế độ ăn không đúng
Bệnh tim bẩm sinh: Phụ nữ mang thai có chế độ ăn mà thiếu vitamin B2 và vitamin B3 có nguy cơ con bị bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là khi họ ăn nhiều chất béo bão hòa. Các sản phẩm sữa (ít hoặc không có chất béo để tránh chất béo bão hòa), gan và các loại rau xanh là nguồn cung cấp vitamin B2. Còn vitamin B3 có trong thịt gà, các loại ngũ cốc, cá, gan và các loại hạt.
Tật nứt bụng: Một chế độ ăn uống nghèo nàn là một yếu tố góp phần xuất hiện một loại dị tật bẩm sinh là tật nứt bụng, trong đó thành bụng của trẻ sơ sinh có vết nứt hoặc rách. Những phụ nữ ăn ít đạm hoặc kẽm và những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp có nguy cơ sinh ra con bị tật nứt bụng. Không đầy đủ chất dinh dưỡng và hút thuốc lá khi mang thai cũng có thể gây ra tật nứt bụng.
Thoát vị cơ hoành bẩm sinh (CDH): Phụ nữ có chế độ ăn ít vitamin B12, vitamin E, canxi dễ sinh ra con bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh. Thoát vị bẩm sinh với một phần tạng phủ trong bụng lên ngực gây nên suy hô hấp trầm trọng. Bạn nên uống nhiều vitamin để giảm thiểu nguy cơ bệnh này.
Hở hàm ếch: Đây là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi các mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kì. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng và mô này không kết với nhau một cách thích hợp để hình thành vòm miệng. Phụ nữ không có chế độ ăn uống hợp lí hoặc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có khả năng sinh con hở hàm ếch. Thiếu axit folic và vitamin A là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Hội chứng nhiễm cồn ở bào thai (FAS): Nelson cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu để ngăn chặn việc sinh ra con bị mắc hội chứng nhiễm cồn ở bào thai. Cũng theo Nelson: “Trẻ sinh ra bị mắc hội chứng này thì kém phát triển cả về mặt hình thể lẫn thần kinh”.

Các vitamin cần trước khi sinh

Cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng thích hợp là rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Theo Nelson: “Bổ sung vitamin trước khi sinh là điều cực kì cần thiết”. Bổ sung sắt và canxi đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nelson cũng cảnh báo rằng: “Một chế độ ăn uống nghèo nàn của người mẹ không chỉ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của đứa trẻ mà còn góp phần cho việc sinh non”.
Nelson nhấn mạnh: “Dinh dưỡng là rất quan trọng”. Phụ nữ mang thai cần nhớ họ đang ăn cho hai người và kế hoạch chế độ ăn uống của họ ảnh hưởng đến sức khỏe đứa bé sau này.
Tags: mang thai

Những món ăn canh thanh nhiệt mùa hè

Những món ăn canh thanh nhiệt mùa hè

Mùa hè thời tiết nóng nực, nhiều mồ hôi làm cho năng lượng bị tiêu hao, khả năng tiêu hóa và hứng thú ăn uống của con người thường giảm. Vì vậy ăn uống như thế nào để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng lại có tác dụng thanh nhiệt là rất cần thiết.

Dưới đây là 1 số món ăn để các bạn tham khảo :

Canh hến nấu bầu thanh nhiệt giải thử


Canh cát căn đại táo trư nhục
Cát căn (củ sắn dây) 500g, đại táo 4 quả, trư nhục (thịt thăn lợn) 150g, xương ống chân lợn 150g, nước và gia vị vừa đủ. Cát căn bỏ vỏ, rửa sạch, thái con chì, thịt thăn thái to bằng 1/3 bao diêm, xương ống đập vỡ, đại táo rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước hầm nhừ trong 2 giờ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: Cát căn có công năng thanh nhiệt giải cơ, sinh tân chỉ khát, trừ phiền, nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, làm giãn mạch, hạ huyết áp, cải thiện vi tuần hoàn, phòng chống rối loạn nhịp tim, hạ mỡ máu và đường huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn não, kháng ôxy hóa và ung thư. Đại táo bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết an thần. Thịt lợn tư âm, nhuận táo, bổ huyết. Ba thứ phối hợp với nhau tạo nên công dụng thanh nhiệt trừ phiền, bổ khí dưỡng huyết. Loại canh này đặc biệt thích hợp với những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường và có bệnh lý động mạch vành.

Canh sa căn thuần điểu trư nhục
Sa căn (củ đậu) 500g, thuần điểu (chim cút) 500g, thịt lợn nạc 100g, một chút trần bì (vỏ quít), nước và gia vị vừa đủ. Sa căn bóc vỏ rửa sạch, thái con chì, chim cút làm sạch, để nguyên con, thịt lợn thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước, hầm nhỏ lửa chừng 2,5 giờ cho thật nhừ, chế thêm gia vị dùng làm canh ăn.
Công dụng: Chim cút còn gọi là am thuần, uyển thuần, vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt trừ thấp, làm mạnh gân cốt. Y thư cổ Bản thảo cương mục nói thịt chim cút có thể “tư bổ ngũ tạng, ích trung tục khí, thực gân cốt, nại hàn thử, tiêu kết nhiệt” (bồi bổ ngũ tạng, có ích cho tỳ vị, làm mạnh khí và cứng gân cốt, tăng sức chịu đựng với nóng lạnh, tán ứ giải nhiệt). Người xưa coi chim cút là “nhân sâm động vật”. Củ đậu vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch và làm hết khát. Món canh này có thể cho thêm một chút đậu đỏ và vài lát gừng tươi để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp và thêm phần hấp dẫn.
Canh hiện nhục việt qua:
Hiện nhục (hến) 1.000g, việt qua (quả bầu) 500g, thìa là, hành hoa, mỡ và gia vị vừa đủ. Hến ngâm nước gạo, rửa sạch, cho vào nồi với một bát con nước, đun sôi, thấy hến há miệng thì trút ra rổ, hứng lấy nước, gỡ thịt hến đem rửa sạch, để ráo  bầu gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ theo chiều dọc quả, thái vát thành sợi, bỏ ruột, hành, thìa là rửa sạch, thái nhỏ, củ hành thái mỏng để riêng. Phi thơm hành mỡ, cho hến vào xào qua, nêm ít nước mắm xúc ra bát. Nước luộc hến bỏ cặn đun sôi cho bầu vào, đun sôi tiếp rồi đổ hến vào, chế thêm gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn nóng.
Công dụng: Hến vị ngọt mặn, tính lạnh có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, rất thích hợp cho những người bị mụn nhọt, lở loét ngoài da do nhiệt độc, tiểu tiện vàng đỏ, đái buốt, đái rắt, đái tháo đường. Trong thành phần hóa học của hến rất giàu kẽm nên có khả năng phòng chống u phì đại tiền liệt tuyến. Bầu vị ngọt, tính mát có công dụng giải nhiệt độc, lợi tiểu tiện, làm hết khát, rất thích hợp cho những người bị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt do nhiệt độc, đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng loãng thì không nên ăn loại canh này.

Hãy quan tâm đến các cảnh báo về paraben


Hãy quan tâm đến các cảnh báo về paraben

Hiện nay  báo Le Monde của Pháp đã đưa thông tin về có 400 loại dược mỹ phẩm chứa paraben, chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú và vô sinh nam. Thông tin trên không phải đến bây giờ mới được quan tâm mà nó đã được nhiều công trình nghiên cứu cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, người tiêu dùng hãy bình tĩnh để xem xét vấn đề và thận trọng trước việc ngừng hay tiếp tục sử dụng một sản phẩm nếu trong thành phần của nó có chất bảo quản paraben.


Trong mỹ phẩm thường có paraben để bảo quản



Paraben là chất gì ?
Paraben không phải là hoạt chất làm thuốc. Nó có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm nhưng chỉ được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc, mỹ phẩm. Trong các dược phẩm, vì nó chỉ nằm trong thành phần của các chất bảo quản (là chất phụ gia thêm vào công thức bào chế) nên nếu tìm tên hoạt chất sẽ không mấy khi gặp. Trên các hộp kem dưỡng da hay kem chống nắng, son môi, sữa tắm… thường có ghi thành phần của các chất bảo quản như: methylparaben, butylparaben, ethylbparaben, isobutylparaben, propylparaben… Các chất paraben là một trong những sản phẩm của công nghệ khai thác hóa dầu. Người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong ngành thực phẩm). Trong rất nhiều mỹ phẩm và dược phẩm, paraben (methyl, ethyl, propyl and benzyl) được chấp nhận như phương cách rẻ tiền và không thể thiếu được để kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, lên men, và nấm mốc trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cá nhân bao gồm: dầu gội đầu, dầu xả, chất khử mùi, và kem chống nắng. Trong một số ít dược phẩm có chất bảo quản paraben là với mục đích để bảo quản thuốc không bị hỏng trước khi đến với người sử dụng chứ không phải với mục đích chữa bệnh.

Paraben gây ung thư – tại sao vẫn phải cho nó vào trong thuốc, mỹ phẩm?
Sở dĩ có thông tin paraben gây ung thư là do gười ta đã tìm thấy chất này trong các khối u ung thư. Từ năm 2004, một nghiên cứu của Anh đã tìm thấy paraben trong mẫu sinh thiết các khối u vú. Tuy nhiên nghiên cứu này có những thiếu sót về phương pháp luận và điều này cũng được nhóm tác giả thừa nhận nên vấn đề vẫn đang còn bỏ ngỏ. Cơ quan Quản lý dược của Pháp (Afssaps) đã chủ động triệu tập một nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu về các dẫn xuất paraben có trong các sản phẩm có liều sử dụng hàng ngày lớn, được tiêu thụ nhiều và đặc biệt là được sử dụng cho trẻ em, khuyến khích họ nhanh chóng thiết lập các nghiên cứu để xem xét về nguy cơ đối với khả năng sinh sản sau này của nam giới nhưng cho đến nay, công trình nghiên cứu này vẫn chưa có kết luận cụ thể. Các nước khác trong Liên minh châu Âu và tổ chức dược phẩm châu Âu đang chờ kết quả nghiên cứu này để đưa ra quyết định tiếp theo. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có thông báo liên quan đến paraben từ năm 2007. FDA cho rằng, chưa có bằng chứng về việc mỹ phẩm có chứa paraben có thể gây hại cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn tiếp tục đánh giá các dữ liệu mới về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của paraben nếu có.
Đến nay, người ta vẫn chưa kết luận mà chỉ đặt ra vấn đề nghi ngờ paraben, loại hóa chất tổng hợp dùng để bảo quản trong thuốc và mỹ phẩm, đặc biệt kem dưỡng da và chống nắng, có nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng hay không? Đứng trước câu hỏi này, các nhà sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm muốn có các sản phẩm không dùng đến chất bảo quản paraben để người sử dụng khỏi lo lắng nhưng vẫn chưa tìm ra được chất thay thế. Ngày càng nhiều khách hàng yêu cầu dòng sản phẩm “paraben-free” (không có paraben) nhưng công thức chế tạo ra các loại sản phẩm không chứa paraben rất khó và đắt tiền. Chúng ta đều biết rằng các loại mỹ phẩm, dược phẩm rất dễ bị hỏng do nấm mốc, vi khuẩn trong quá trình lưu thông, bảo quản tại kho hàng. Paraben là nguyên do các sản phẩm làm đẹp hoặc thuốc có thể giữ nguyên chất lượng ban đầu sau 3 tháng vận chuyển trên các chuyến tàu, nằm trên các quầy kệ cửa hàng hay siêu thị hàng năm trời và có thể chịu đựng những nhiệt độ khắc nghiệt để đảm bảo chất lượng khi đến tay người sử dụng.
Hãy quan tâm đến các cảnh báo về paraben
Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất bảo quản paraben có thể bắt chước hoạt động của hormone estrogen trong các tế bào của cơ thể. Các hoạt động của hormone ấy có liên quan nhất định đến ung thư vú. Một số nhà khoa học đã đưa ra kết luận paraben có thể kích thích sự phát triển của các khối u. Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy paraben có thể được phát hiện trong nước tiểu của những người sử dụng mỹ phâm, dược phẩm có paraben. Ngoài ra, nếu paraben trong các loại kem bôi được xoa lên lưng của những thanh niên khỏe mạnh, các dấu vết của paraben cũng có thể được tìm thấy trong máu chỉ trong vài giờ sau khi sử dụng kem bôi. Điều đó chứng minh rằng paraben thực chất có thể thẩm thấu vào da người từ các loại thuốc bôi ngoài hoặc mỹ phẩm. Việc phát hiện ra các loại hóa chất bảo quản paraben trong các mô cơ thể và tìm thấy paraben trong 18 trên 20 mẫu khối u ở ngực cho thấy mối liên quan giữa paraben và ung thư. Tuy nhiên, FDA cho rằng do các hoạt động liên quan đến estrogen của paraben vẫn còn kém hơn nhiều so với chính hoạt động của estrogen trong cơ thể tự nhiên nên kết luận này vẫn đang tiếp tục bàn cãi. Những thông tin về sự hoài nghi này về paraben có liên quan đến ung thư vú cũng làm cho nhiều phụ nữ lo lắng và người ta khuyên người tiêu dùng hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm xung quanh cánh tay, ngực và những vùng da nhạy cảm. Ngoài ra tác hại của paraben còn có thể gây dị ứng da là điều đã được kiểm chứng với những người có cơ địa dị ứng hay quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam cũng là vấn đề đang tiếp tục nghiên cứu trước khi có sự khẳng định với những nghiên cứu đủ độ tin cậy. Thông tin về methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời khiến cho nhiều người ngại ngần khi sử dụng kem chống nắng. Vì vậy, việc theo dõi phản ứng có hại của các loại dược – mỹ phẩm có chứa paraben đang được các cơ quan chức năng của ngành y tế tiếp tục cập nhật. Người tiêu dùng có thể cung cấp các thông tin có liên quan đến các loại thuốc hay mỹ phẩm có chứa paraben để cơ quan y tế xem xét, đánh giá. Các nhà sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm chủ động nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất, dạng bào chế để giảm thiểu nồng độ paraben trong sản phẩm hoặc ưu tiên sử dụng các phương pháp bảo quản vật lý và không hóa học, nhằm hạn chế sử dụng chất bảo quản hóa học. Hiện nay, Cục Quản lý Dược đang tích cực theo dõi sát vấn đề này, cập nhật thông tin từ cơ quan quản lý dược các nước nhằm có các biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Trước mắt, hãy hạn chế sử dụng thuốc bôi ngoài hay mỹ phẩm nếu không thật sự cần thiết. Hãy xem kỹ các loại thuốc nếu nghi ngờ nó có chứa hợp chất của paraben. Đừng quá lạm dụng các mỹ phẩm cho vấn đề làm đẹp nếu vẫn có các biện pháp khác không cần tiếp xúc với hóa chất. Bởi hóa chất nào cũng là con dao hai lưỡi khi chúng ta buộc phải tiếp xúc với những sản phẩm của quá trình công nghệ.

Những trường hợp không được dùng nhân xâm

Những trường hợp không được dùng nhân sâm

Nhân sâm là 1 trong 4 loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông y từ hàng ngàn năm trước.
Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều tác dụng quý giá của nhân sâm.
Tên khoa học: Panax ginseng C.A. Mey. Họ Nhân sâm (Araliacae).
Tên khác: Sâm Cao ly.
Là thổ sản (mọc hoang và trồng) của: Cao Ly (nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc), Trung Quốc (2 tỉnh miền Đông Bắc: Liêu Ninh và Cát Lâm), Liên bangNga (miền Viễn Đông) nhưng trên thị trường thế giới người ta chỉ chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, có tên chung là Cao Ly sâm.
Trong Y văn cổ của Đông y có câu chuyện: “Phúc thống phục nhân sâm… tắc tử”. Kể về trường hợp một thầy thuốc khi tra sách thấy ghi đoạn trên ở cuối trang đã vội dùng nhân sâm cho người bệnh đau bụng, uống thuốc xong sau 30 phút thì tử vong. Ông ta lại giở sách để tra cứu, đọc tiếp trang sau có chữ “ắt chết”. Như vậy sách cổ chỉ ghi 1 trường hợp: đau bụng uống nhân sâm… ắt chết.
Trên thị trường nước ta ngày nay nhân sâm không còn là loại thuốc khó kiếm mà cứ có tiền là mua được ngay (phần lớn là Cát Lâm sâm của Trung Quốc). Nhiều người không đến thầy thuốc bắt mạch kê đơn mà cứ ra hiệu thuốc mua nhân sâm về dùng, vì cứ tưởng rằng nhân sâm là thuốc đại bổ ai cũng dùng được.
Người viết bài này 37 năm trước cũng chỉ biết một trường hợp không được dùng nhân sâm nói trên. Khi ấy nhân sâm Triều Tiên là loại thuốc phân phối cho cán bộ có tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe, mỗi phiếu được mua 10g sâm củ. Thấy vợ đau đẻ đã 2 ngày mà chưa đẻ được, đã đưa 3 lát nhân sâm Triều Tiên (2g/lát) cho ngậm để lấy sức, kết quả là: sau đó bị đờ tử cung (tử cung không co bóp được) phải cấp cứu kéo thai nhi bằng phoócsep.
Không nên dùng nhân sâm khi ăn hải sản
Để đảm bảo cho người dùng thuốc được an toàn, hiệu quả, chúng tôi tóm tắt các trường hợp không được dùng nhâm sâm độc vị: chỉ có nhân sâm, không có chất khác, ví dụ: chè nhân sâm gói 3g của Hàn Quốc, các loại sâm củ gồm bạch sâm, hồng sâm…
Những trường hợp dưới đây :
1. Người khỏe mạnh bình thường.
2. Phụ nữ mang thai.
3. Trẻ em (từ mới đẻ đến 14 tuổi) .
4. Người đang bị táo bón.
5. Viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
6. Đau bụng do hàn.
7. Rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng).
8. Viêm ruột.
9. Viêm gan.
10. Viêm túi mật, sỏi mật.
11. Nấc.
12. Tiêu chảy.
13. Ho ra máu.
14. Giãn phế quản.
15. Viêm phế quản.
16. Lao phổi.
17. Ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn).
18. Cao huyết áp.
19. Xơ mỡ động mạch.
20. Bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì…).
21. Người đang dùng thuốc chống huyết khối (warfarin…).
22. Người bị di tinh, xuất tinh sớm.
Các thứ cấm dùng khi uống thuốc có nhân sâm:
Củ cải (các loại trắng, đỏ); Đậu đen; nước chè (trà); các loại hải sản. Một số thầy thuốc Đông y khám bệnh kê đơn cho người bệnh, trong đơn thuốc có vị nhân sâm, nhưng lại quên không dặn phải kiêng các thứ nêu trên trong thời gian dùng thuốc, làm cho nhân sâm mất tác dụng.
Giải độc nhân sâm: cho nạn nhân ăn củ cải đồ chín hoặc giã nát củ cải rồi nấu chín với 1 ít nước (200g củ cải tươi + 100ml nước) cho ăn.
Chỉ dùng nhân sâm sau khi được thầy thuốc bắt mạch kê đơn và nhớ các thứ cấm dùng khi uống thuốc có nhân sâm.
Không dùng nhân sâm sau khi ăn và buổi tối.

7 bài thuốc chữa nám da

7 Bài thuốc chữa nám da

7 bài thuốc chữa nám da
Nám và sạm da thường xuất hiện khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 30. Tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng sạm da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của chị em. Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Mạch trầm, sác. Nguyên nhân do thận âm hư rồi dẫn đến thận dương cũng hư. Thận thủy bị tướng hỏa phản khắc, ức chế, dần dần gây nám da. Dưới đây là một số bài thuốc uống có thể giúp cải thiện, ngăn ngừa nám và sạm da.
Bài 1: Thục địa (chưng rượu) 20g, hoài sơn (sao vàng) 16g, táo nhục (bỏ hạt) 12g, bạch phục linh 8g, mẫu đơn bì (sao thơm) 12g, trạch tả (ngâm nước muối 2 giờ, sao khô) 8g, thiên hoa phấn 12g, hạ khô thảo 8g, gừng tươi 8g, câu kỷ tử 12g, cúc hoa 8g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 600ml nước sắc còn 150ml. Sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, uống 2 lần trong ngày sau bữa ăn 2 giờ. Uống 10 – 15 thang, nghỉ 7 ngày lại uống tiếp đợt 2. Phụ nữ đang có kinh nguyệt và thai nghén không được uống. Sau khi sinh 2 tháng mới uống.
Hoài sơn chữa nám da.
Bài 2
: “Bát tiên trường thọ”: thục địa 16g, hoài sơn 8g, táo nhục 8g, đơn bì 6g, trạch tả 6g, phục linh 6g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 8g, ngưu tất 10g, xa tiền tử 8g, ba kích 8g, phá cố chỉ 8g. Sắc uống như bài trên.
Bài 3: A giao 12g, xuyên khung (sao rượu) 8g, bạch thược (sao rượu) 12g, bạch phục linh 12g, đương quy 12g, quảng bì (sao thơm) 8g, sinh địa 12g, huỳnh kỳ 8g, thăng ma 8g, chích thảo 6g, bắc sài hồ (tẩm rượu sao thơm) 8g, gừng sống 8g. Sắc uống như bài trên. Bài này chỉ dùng cho phụ nữ đã có con mà da mặt đen sạm.
Bài 4: Thục địa 12g, phục linh 10g, đơn bì 8g, trạch tả 6g, sơn thù 6g, hoài sơn 8g, mạch môn 6g, tang bạch bì 8g. Sắc uống như bài trên.
Bài 5: Í́ch mẫu thảo 30g, tang ký sinh 30g, trứng gà 4 quả, đường phèn vừa đủ. Trứng luộc, bóc vỏ cho vào nồi nấu với ích mẫu, tang ký sinh. Đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 30 phút rồi cho đường phèn vào quấy tan; vớt bỏ ích mẫu, tang ký sinh. Ăn trứng uống nước ngày 1 thang. Tác dụng: bổ gan, dưỡng huyết, hoạt huyết, trị mặt sạm đen, trứng cá.
Bài 6: Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, cho nước sôi vào hầm một lúc rồi lọc kỹ, uống liền 4 – 5 ngày.
Bài 7: Rau má 40g, câu kỷ tử 40g, quế tâm 4g. Tất cả phơi khô, tán bột uống liên tục trong 1 – 2 tháng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh.